Mốc thời gian Chiến_tranh_Darfur

Phần này đang còn trống. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách phát triển nó.

Tháng 10 2006

Ngày 22 tháng 10, chính phủ Tchad cáo buộc chính quyền Khartoum là đã hỗ trợ lực lượng nổi dậy mang tên Liên minh Lực lượng Dân chủ và Phát triển (UFDD), tái tục các hoạt động chống lại chính phủ của tổng thống Idriss Deby Itno. Sudan nói không can dự vào các cuộc tấn công của lực lượng UFDD, một liên minh quân sự của nhiều nhóm nổi dậy, nhắm vào các thị trấn trong vùng Goz Beida gần biên giới Sudan. Ít ngày sau đó, Sudan thực hiện các vụ oanh tạc thả bom các làng mạc biên giới.

Thứ bảy, 28 tháng 10, chính phủ Tchad tố cáo chính quyền Sudan thả bom bốn làng ở sát biên giới với khu vực Darfur của Sudan, nơi đang có các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ Sudan và lực lượng nổi dậy. Bộ trưởng Thông tin Tchad, Hourmadji Moussa Doumgor, nói "không lực Sudan đã oanh tạc các làng mạc Tchad ở Bahai, Tine, Karyari và Bamina, phá hủy nhà cửa thường dân và gây thống khố cho người dân ở vùng biên giới của Tchad. Chính phủ Tchad chờ đợi Liên minh châu Phi, Cen-Sad (các quốc gia trong vùng sa mạc Sahel-Sahara) và Liên Hợp Quốc phải lên án các vụ oanh tạc nhắm vào người dân Chad và có biện pháp chấm dứt các cuộc tấn công này."

Doumgor, cũng là phát ngôn viên của chính phủ Chad, cảnh cáo "trước sự gia tăng quấy rối của chính phủ Sudan, chúng tôi phải có biện pháp chuẩn bị để lực lượng quân sự và an ninh của chúng tôi làm nhiệm vụ của mình."

N'DjamenaKhartoum chính thức đồng ý bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào ngày 8 tháng 8 năm 2006 sau nhiều tháng trời có những cáo buộc qua lại giữa hai bên là nước này hỗ trợ lực lượng nổi dậy trong nước kia. Sudan cáo buộc Tchad đã can thiệp vào tình hình Darfur, nơi có cuộc chiến giữa thành phần người gốc Châu Phi và lực lượng dân quân Janjaweed gốc Ả Rập do chính quyền Khartoum bảo trợ từ năm 2003. Tính đến tháng 10 năm 2006, có ít nhất 200.000 người đã chết vì chiến tranh, đói kém và bệnh tật trong khu vực này. Liên Hợp Quốc cũng nói là ngoài số người chết còn có khoảng 200.000 người khác đã phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn trong các trại tị nạn ở Tchad.

Tháng 1 2009

Đầu tháng 1, lực lượng nhóm nổi dậy chính ở Darfur là Phong trào Công lý và Công bằng chiếm Muhajeria từ tay một nhóm nổi dậy khác đã ký thỏa ước hòa bình với chính phủ Sudan. Chính quyền Sudan bày tỏ sự quyết tâm chiếm lại thị trấn này.

Ngày thứ Bảy, 24 tháng 1, các phi cơ của chính phủ Sudan thả bom một thị trấn do lực lượng nổi dậy kiểm soát ở phía Nam Darfur, làm thiệt mạng một đứa trẻ, làm cháy nhiều nhà cửa và khiến thường dân phải chạy vào lánh nạn ở khu đóng quân của lực lượng bảo vệ hòa bình. Vụ thả bom phá hủy tám căn nhà tại thị trấn Muhajeria, nơi có 30.000 sinh sống, phần lớn là những nạn nhân chiến cuộc chạy về đây từ những vùng giao tranh khác, theo lời Noureddine Mezni, phát ngôn viên của lực lượng hỗn hợp bảo vệ hòa bình LHQ và Liên Phi ở Darfur.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Darfur http://www.afrol.com/printable_article/13898 http://www.afrol.com/printable_article/22834 http://www.cnn.com/2008/WORLD/africa/04/22/darfur.... http://www.darfurwatch.com/2007/10/eritreas_big_fo... http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/B364117.h... http://www.amnesty.org/en/library/info/IOR10/002/2... http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/7039360.stm http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/8224424.stm https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Darfur...